Phép Lạ Versailles: Sự Hồi Sinh của Cộng đồng Việt Nam

Trần Đ́nh Liệu & Mây Hoàng Hôn -  Đại Học Tulane - New Orleans

Phỏng Dịch theo bài “The Miracle of Versailles: New Orleans Vietnamese Community Rebuilds của Lance Hill, Contributing Columnist trong Louisiana Weekly

 

Cộng đồng Versailles ở hướng Đông New Orleans, cách trung tâm thành phố khoảng 13 dặm nằm trong cảnh đổ nát hoang tàn với hàng ngàn căn nhà mốc meo bỏ hoang, đă từng là khu vực rất phồn thịnh của người da đen mệnh danh là công đồng Miền Đông New Orleans.  Tuy nằm giữa cảnh điêu tàn và đổ nát đầy tuyệt vọng này, làng Versailles đă trổi dậy như một đoá hoa tuyệt đẹp.  Gần 1000 người đă trở về xây dựng lại hàng trăm căn nhà.  Gần cổng vào khu vực, 24 tiệm đă mở cửa trở lại, gồm các tiệm ăn, tiệm tạp hóa và ngay cả một văn pḥng nha khoa.  Trẻ em đă trở về ghi danh học lại tại các trường công và tư lập, các công ty ở New Orleans thường đến cộng đồng Versailles để tuyển mộ nhân viên mà họ đang cần ngay một cách rất dễ dàng.

 

Như vậy v́ sao cộng đồng này đă hồi sinh trong khi các vùng lân cận của người da đen vẫn im ĺm một cách thê lương?

 

Phải nói phần lớn sự thành công của cộng đồng Versailles đă nhờ vào Giáo xứ Maria Nữ Vương Việt Nam.  Trước cơn băo Katrina, Giáo xứ này là trung tâm hoạt động Công Giáo và xă hội của gần 4000 người Việt thuộc 950 gia đ́nh sống khoảng 1 dặm chung quanh nhà thờ.  Linh Mục chánh xứ Nguyễn Thế Viễn ước lượng ngoài 1000 người đang ở Versailles có khoảng 1000 người Việt khác đă trở về vùng New Orleans và đang chờ sửa chữa nhà của họ.

 

Trong thời gian lánh băo, Giáo xứ đă trở thành trung tâm điểm để giúp đồng bào đi đến quyết định về thời gian và phương thức để kiến thiết lại cộng đồng.  Các vị lănh đạo trong Giáo xứ đă giữ liên lạc mật thiết với giáo dân đang sống tản mác khắp nơi.  Cha Viễn đă không ngừng đi thăm giáo dân trong các trại tạm cư đồng thời điều động một số Linh Mục đến HoustonDallas để cộng tác với giáo dân tản cư tại vùng này.

 

Ngay từ những ngày đầu sơ tán, Giáo xứ đă bắt đầu kế hoạch trở về và tái thiết lại làng Versailles.  Quyết định cùng nhau trở về chính là nguyên nhân khắc phục được nỗi lo âu rằng khu vực họ xây dựng lại sẽ không hồi sinh và v́ thế sẽ khiến họ mất hết vốn liếng.  Cộng đồng này tin rằng nếu họ trở về ngay để tái thiết lại nhà cửa th́ chính phủ và các công ty điện nước sẽ cung cấp nhu cầu cần thiết.  Kế hoạch này đă thành công.

 

Vào khoảng đầu tháng 10, Linh Mục Viễn cùng 300 giáo dân trở về New Orleans.  Họ tạm sống trong hội trường cho đến khi họ có thể dựng lều làm nơi tạm trú trong khuôn viên nhà thờ Maria Nữ Vương Việt Nam.  Họ chung sức sửa lại nhà cửa.  LM Viễn đă điều đ́nh với công ty Entergy để cung cấp điện cho Cộng đồng dù rằng họ ở rất xa những khu vực có người ở.  Để bảo chứng cho phí tổn trong việc cung cấp điện đang khan hiếm đến vùng này, công ty Entergy yêu cầu LM Viễn bảo đảm Cộng đồng sẽ hồi sinh trở lại.  Trong ṿng một tuần LM Viễn đă trao cho Entergy 500 đơn kư xin bắt điện của giáo dân.  Đến tháng 11, cộng đồng Versailles đă có điện và nước.

 

Cộng đồng Việt Nam đă hồi sinh dù rằng những dữ kiện về vấn đề lụt lội trong tương lai vẫn chưa giải quyết xong và FEMA có thể đ̣i hỏi nhà cửa ở khu vực này phải nâng lên cao rất tốn kém để đủ tiêu chuẩn cho bảo hiểm lụt.  Tất cả những vấn đề này hầu như không tạo nhiều lo lắng cho đồng bào Versailles.  Họ nhất quyết không đợi chính phủ cho phép trở về nhà.  Cũng như các nhà chuyên môn đều đồng ư trận lụt sau băo Katrina đă xảy ra bởi lỗi lầm của chính phủ liêng bang, hay rơ hơn là của Army Corps of Engineers.  Cộng đồng Việt Nam có lư do chính đáng để nghi ngờ sự giúp đỡ của chính phủ.  Thường người ta phải có một niềm tin rất vững mạnh để chờ chính người gây ra thiệt hại giải quyết vấn đề cho ḿnh.

 

Chúng ta đă học được bài học ǵ từ Phép lạ Versailles? Cộng đồng Việt Nam có nhiều đặc tính để giúp họ thành công trong vấn đề phục hồi cộng đồng, một số đặc tính này có thể áp dụng cho các cộng đồng khác.  Trên hết là tinh thần cộng đồng nhấn mạnh đến sự tôn trọng lợi ích chung trên quyền lợi cá nhân, mỗi người trong cộng đồng có trách nhiệm giúp đỡ những người khác trong cộng đồng trở về nhà.  Ngay từ lúc đầu, tất cả mọi người trong cộng đồng đều hiểu rằng sự sống c̣n của cá nhân lệ thuộc vào sự sống c̣n của cộng đồng.

 

Giáo hội Công Giáo đă cung cấp một nhịp cầu thông tin cho những người trong cộng đồng để họ có phương tiện liên lạc hầu đi đến quyết định chung dù đang lưu lạc khắp nơi.  Không có một cộng đồng nào khác ở New Orleans có lợi ích của nhịp cầu thông tin này.  Điều này chứng tỏ nhịp cầu thông tin là điều thiết yếu trong vấn đề gây dựng lại cộng đồng, và nhờ thế mới có đủ số người để tạo áp lực với chính quyền để được cung cấp những nhu cầu cần thiết.

 

Có lẽ quan trọng nhất trong sự thành công của Cộng đồng Việt Nam này là họ tuyệt đối không chờ chính phủ cứu giúp.  Họ tự quyết định trở về.

 

Tôi hỏi một người Việt Nam cư trú tại đây rằng ông không sợ vùng này sẽ bị lụt nữa trong tương lai và tất cả công tŕnh khó nhọc của ông sẽ tan theo mây khói.  Ông nhún vai trả lời, “Anh nh́n xem.  Chúng tôi chạy khỏi Việt Nam.  Chúng tôi chạy khỏi New Orleans.  Bây giờ chúng tôi đă trở về lại đây.” Ông có sợ chính phủ sẽ ủi cộng đồng này không? Ông cười và hỏi: “Làm thế nào họ có thể ủi một căn nhà có người ở trong đó?”

 

Ông thật có lư.